PHÂN BIỆT HOUSE BILL VS MASTER BILL TRONG XNK

House bill là gì?

House Bill (HBL), hay còn gọi là Vận đơn nhà. Là một loại vận đơn thứ cấp do công ty giao nhận vận tải (NVOCC) phát hành cho người gửi hàng thực tế (Shipper) và người nhận hàng thực tế (Consignee) trong trường hợp Shipper không yêu cầu vận đơn gốc từ phía hãng tàu.

Đặc điểm của House Bill:

  • Phát hành bởi NVOCC: NVOCC là công ty giao nhận vận tải không có tàu riêng. Họ sẽ gom hàng lẻ của nhiều Shipper lại để thuê nguyên container từ hãng tàu và phát hành HBL cho các Shipper.
  • Tham khảo vận đơn gốc (Master Bill): HBL sẽ tham chiếu đến số vận đơn gốc (Master Bill – MBL) được hãng tàu phát hành cho NVOCC.
  • Thông tin vận chuyển: HBL cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng như: tên Shipper, Consignee, tên tàu, số container,cảng xếp dỡ, số hiệu HBL, …
  • Chứng từ vận chuyển: HBL được sử dụng như một chứng từ vận chuyển để theo dõi hàng hóa và hoàn thành các thủ tục hải quan.

Master bill là gì?

Master Bill (MBL), hay còn gọi là Vận đơn chủ, là một loại vận đơn gốc được hãng tàu phát hành cho người giao nhận vận tải (NVOCC) hoặc người gửi hàng thực tế (Shipper) trong trường hợp Shipper yêu cầu vận đơn từ hãng tàu.

Đặc điểm của Master Bill:

  • Phát hành bởi hãng tàu: Hãng tàu là chủ sở hữu tàu và chịu trách nhiệm chính.
  • Chứng từ quan trọng: MBL là chứng từ quan trọng nhất trong vận chuyển đường biển. Nó được sử dụng để theo dõi hàng hóa, hoàn thành thủ tục hải quan và thanh toán cước.
  • Thông tin vận chuyển: MBL cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng như: tên Shipper, Consignee, tên tàu, số container, cảng xếp dỡ, số hiệu MBL, …
  • Điều khoản và trách nhiệm: MBL quy định các điều khoản và trách nhiệm của các bên liên quan.

Một Số Lưu Ý Liên Quan Khi Sử Dụng Master Bill Là Gì?

  • Không phải lô nào cũng có cả 2 vận đơn này, không cần phân biệt HBL và MBL. Trường hợp, chủ hàng làm việc thẳng với hãng tàu không qua fowarder, hoặc nhờ forwarder book chỗ nhưng chủ hàng vẫn yêu cầu được đứng tên Bill. Khi đó, hãng tàu vẫn cấp vận đơn MBL trực tiếp cho chủ hàng, không xuất hiện HBL.
  • Có trường hợp với 1 lô hàng, có 1 MBL nhưng nhiều HBL. Ví dụ điển hình là hàng ghép container (LCL), khi có hãng tàu vận chuyển nguyên container. 1 forwarder gom hàng lẻ (consolidator) HBL cho mỗi lô hàng. 1 forwarder khác nhận 1 hàng và chỉ cấp 1 HBL cho lô hàng mà mình nhận vận chuyển. Trường hợp này, sẽ xuất hiện nhiều B/L (Bill nối), và nhiều D/O  (lệnh nối).
  • Trường hợp khác, forwarder có nhiều lô hàng của chủ hàng khác nhau nhưng cùng chuyến tàu. Do đó, forwarder cấp nhiều HBL, nhưng chỉ làm 1 MBL với hãng tàu.

Phân biệt giữa House Bill và Master Bill

Tiêu chí đánh giá  House bill  Master bill 
Hình thức  In logo của công ty Forwarder In logo của hãng tàu
Mối quan hệ  Điều chỉnh mối quan hệ giữa real shipper (chủ hàng) và công ty forwarder (người trung gian) Điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển thực tế (người sở hữu tàu) và người đặt chỗ trên tàu (người xuất khẩu thực tế hoặc công ty giao nhận vận tải)
Quy tắc áp dụng  Không chịu tác động của bất kỳ quy tắc nào

 

Chịu tác động của các quy tắc như Hague, Hamburg,… khi phát hành vận đơn MBL
Khả năng chỉnh sửa  HBL được tạo và cấp bởi công ty giao nhận vận tải (forwarder). Thường là những công ty nhỏ, chuyên dịch vụ, nên chăm sóc khách hàng được thực hiện tận tình hơn. Do đó việc chỉnh sửa thường diễn ra nhanh chóng và thường không mất phí. MBL được cấp bởi hãng tàu, có quy trình chặt chẽ và phức tạp hơn.

Vì vậy việc sửa đổi  sẽ khó khăn hơn.

 

Việc sửa đổi Master bill sẽ mất phí, đặc biệt là trong trường hợp tàu hàng đã khởi hành.

Mức độ rủi ro  Độ đảm bảo rủi ro thấp MBL có quy mô, mức độ uy tín cao hơn HBL do đó bill phát hành có mức độ đảm bảo cao hơn.

 

Đọc thêm: Vận Chuyển Trái Cây Khô từ Đồng Nai đi Bulgaria

Đọc thêm: Dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ điện tử giá rẻ