XUNG ĐỘT BIỂN ĐỎ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƯỚC PHÍ VẬN CHUYỂN

Gửi tài liệu đi các nước EU từ Đồng Nai

Diễn biến mới nhất về xung đột Biển Đỏ tác động xấu đối với ngành vận tải biển thế giới. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, trực tiếp nhất là với khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho hay từ tháng 1-2024 cước vận chuyển container bằng tàu biển đi Mỹ, Canada tăng mạnh so với tháng 12-2023.

Xung đột Biển Đỏ, giá cước tăng từ 50-80%

Cước tàu đến Bờ Tây tăng từ 1.850 USD/container lên mức 2.873 – 2.950 USD/container (tăng 55 – 60%). Cước tàu đến Bờ Đông tăng từ mức 2.600 USD/container lên mức 4.100 – 4.500 USD/container (tăng thêm 58 – 73%).

Riêng giá cước sang châu Âu ghi nhận tăng mạnh. Cước đi Hamburg là 1.200 – 1.300 USD lên mức 4.350 – 4.450 USD/container. Các doanh nghiệp châu Âu được cho là chịu nhiều ảnh hưởng nhất, bởi chuỗi cung ứng của họ phụ thuộc nhiều vào tuyến đường đi qua Biển Đỏ.

Với chi phí tăng cao, việc các chuyến hàng cập cảng trễ hơn ít nhất một tuần cũng khiến chuỗi cung ứng nguyên liệu, vật tư của các nhà sản xuất bị đảo lộn, hàng phục vụ sản xuất bị trễ lịch.

Các hãng tàu còn áp thêm phụ phí do căng thẳng trên Biển Đỏ. Cùng với tình trạng thiếu container rỗng quay về khu vực châu Á sẽ diễn ra. Điều này đẩy giá tiếp tục tăng và ảnh hưởng lớn tới hàng xuất nhập khẩu giữa châu Á và châu Âu.

Thực trạng này tác động làm thiếu hàng hóa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng một số khu vực. Đặc biệt là tại Trung Quốc. Hành lang vận tải đường sắt cũng đối mặt với tình trạng gián đoạn nghiêm trọng. Hậu quả là nhiều nhà máy tại châu Âu đã phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động.

Thế giới lo lắng vì cước vận tải hàng hóa qua Biển Đỏ tăng gần 250% - Tuổi Trẻ Online

Tác động đến xuất nhập khẩu từ xung đột Biển Đỏ

Với tình hình Biển Đỏ và bất ổn khu vực Trung Đông kéo dài, kéo theo giá dầu tăng trong thời gian dài. Sẽ gây ảnh hưởng tới tình hình lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo đại diện Cục Hàng hải Việt Nam, tuần vừa rồi giá cước đã giảm được 4%. Dù con số nhỏ nhưng có thể coi diễn biến tích cực theo đà giảm chậm hoặc không tăng.

Năm 2024, ảnh hưởng xung đột, chiến tranh, ngành vận tải có thể bị ảnh hưởng bởi tác động. Đó là tình hình lạm phát của các thị trường lớn, sức tiêu thụ hàng hóa giảm, yêu cầu vận tải bằng nhiên liệu sạch, ảnh hưởng hoạt động vận tải hàng hóa…

Các biện pháp được đề ra

Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho hay sẽ nỗ lực đảm bảo hàng hóa, tàu thuyền vận chuyển được thông suốt, không có vướng mắc, giải phóng nhanh thủ tục tàu thuyền thông qua cảng với thời gian nhanh nhất.

Với hãng tàu, đại diện cục đề nghị các hãng tàu cần duy trì các chuyến vận tải hàng hoá, bổ sung thêm tàu, container rỗng đảm bảo lịch trình và nhu cầu xuất nhập khẩu; thực hiện nghiêm quy định giá cước vận tải và phụ thu…

Ông Vũ Sơn Tùng – phó vụ trưởng Vụ Trung Đông – châu Phi (Bộ Ngoại giao) – thông tin sẽ theo dõi sát tình hình và diễn biến có thể diễn ra trong thời gian tới. Nghiên cứu phương án và tuyến đường vận tải khả thi, tốt nhất thông tin cho doanh nghiệp.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho rằng cần tập trung vào ổn định giá cước và phí vận chuyển. Các hãng tàu thực hiện đúng quy định về giá cước vận chuyển, không áp các loại phí, phụ thu không có cơ sở. Thực hiện phân luồng hàng hóa và tuyến đường thay thế, đa dạng nguồn cung hàng hóa…

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đang diễn ra là minh chứng cho thấy mối tương quan khăng khít của thương mại toàn cầu (nguồn: Unsplash).

Khủng hoảng Biển Đỏ ảnh hưởng thế nào tới thương mại Việt Nam?

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, giá cước vận chuyển từ Việt Nam đến Bờ Đông nước Mỹ đã tăng vọt. Tăng từ 2.600 đô la Mỹ/container vào tháng 12/2023 lên 4.100-4.500 đô la Mỹ/container vào tháng 1/2024 (tăng 58-73%). Giá cước sang châu Âu cũng ghi nhận mức tăng mạnh. Chẳng hạn cước đi Hamburg (Đức) tăng gần gấp ba lần từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024.

Tiến sĩ Ulhaq cho biết: “Xung đột cũng khiến phí bảo hiểm và chi phí nhiên liệu tăng cao. Gây thêm áp lực tài chính cho các nhà xuất khẩu Việt Nam và có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh toàn cầu của họ”.

“Các ngành phụ thuộc vào chuỗi cung ứng JIT (đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm). Hoặc hàng hóa dễ hư hỏng sẽ có khả năng bị gián đoạn nhất. Nhập khẩu nguyên liệu thô và linh kiện bị trì hoãn cản trở đáng kể tiến độ sản xuất”.

Những gián đoạn tiếp diễn có thể là cú hích cho doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Khiến họ phải xem xét lại chuỗi cung ứng, khám phá tuyến thương mại an toàn ít tốn kém hơn. Có thể thúc đẩy hướng chuyển đổi sang các chiến lược. Chiến lược near-shoring (sản xuất tại nước lân cận) hoặc re-shoring (quay trở lại sản xuất trong nước) để đưa hoạt động sản xuất về gần hơn với các thị trường trọng điểm, mặc dù những thay đổi như vậy sẽ đi kèm với thách thức và đẩy chi phí lên cao hơn.

Đọc thêm: BẢNG GIÁ GỬI HÀNG SLOVENIA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN