Trong bối cảnh kinh tế mở và nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao. Việc phát triển hạ tầng logistics trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các tỉnh công nghiệp như Đồng Nai. Trong đó, hệ thống đường sắt – đặc biệt là ga Đồng Nai – đang dần khẳng định vai trò là điểm kết nối quan trọng trong chuỗi cung ứng. Vậy ga tàu Đồng Nai đã và đang hỗ trợ như thế nào cho hoạt động logistics của tỉnh cũng như vùng Đông Nam Bộ?
Vị trí địa lý chiến lược
Ga Đồng Nai nằm trên tuyến đường sắt Bắc – Nam, thuộc địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là vị trí trung gian giữa TP. Hồ Chí Minh và Bình Thuận, đồng thời chỉ cách các khu công nghiệp trọng điểm như Amata, Biên Hòa 1 & 2, Loteco vài km.
Với vị trí này, ga Đồng Nai dễ dàng kết nối các cụm sản xuất – tiêu thụ trong tỉnh. Ngoài ra còn kết nối được với cảng biển quốc tế như Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải, hoặc với các tỉnh miền Trung và miền Bắc qua trục đường sắt quốc gia.
Hỗ trợ vận chuyển hàng hóa quy mô lớn
Hiện nay, ga Đồng Nai không chỉ phục vụ hành khách mà còn được khai thác cho vận tải hàng hóa container và nguyên vật liệu sản xuất. Một số điểm nổi bật:
-
Tiếp nhận hàng hóa đa dạng: từ hàng tiêu dùng, thực phẩm, nguyên phụ liệu sản xuất, đến các thiết bị cơ khí nặng.
-
Giảm tải cho vận tải đường bộ: Nhờ sử dụng đường sắt, doanh nghiệp có thể giảm chi phí nhiên liệu, tránh ùn tắc tại các tuyến quốc lộ huyết mạch.
-
Tăng tính ổn định trong giao hàng: Đường sắt hoạt động theo giờ cố định, giúp đảm bảo tiến độ đơn hàng và dễ dàng lập kế hoạch kho bãi.

Kết nối trực tiếp với khu công nghiệp và trung tâm logistics
Nhiều khu công nghiệp lớn tại Đồng Nai đã bắt đầu tận dụng lợi thế gần ga. Qua đó thiết lập các tuyến vận tải song song giữa xe tải và đường sắt. Một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, đồ gỗ, hoặc cao su đã chọn vận chuyển bằng container từ nhà máy ra ga Đồng Nai. Rồi từ đó đưa đến ga Sóng Thần hoặc ra cảng biển.
Việc này không chỉ rút ngắn thời gian trung chuyển. Mà còn giúp giảm tình trạng quá tải tại các kho bãi ở TP. HCM.
Hỗ trợ quá trình số hóa và quản lý chuỗi cung ứng
Trong xu hướng hiện đại hóa logistics, ga Đồng Nai cũng từng bước ứng dụng công nghệ vào quản lý vận tải:
-
Sử dụng hệ thống mã hóa và kiểm soát hàng hóa bằng RFID hoặc mã QR.
-
Triển khai cổng thông tin điện tử để doanh nghiệp theo dõi hành trình container.
-
Tích hợp dữ liệu với các phần mềm TMS (Transportation Management System) mà nhiều doanh nghiệp đang sử dụng.
Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra trạng thái đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất phù hợp. Nâng cao khả năng phản ứng với biến động thị trường.

Thách thức và giải pháp phát triển
Tuy ga Đồng Nai có tiềm năng, nhưng vẫn còn một số hạn chế:
-
Hạ tầng chưa đủ hiện đại: Nhiều đoạn đường ray cũ kỹ, chưa đáp ứng yêu cầu cho vận chuyển container nặng.
-
Thiếu khu logistic hậu cần riêng biệt: Hiện vẫn còn thiếu các kho lưu trữ chuyên dụng gần ga.
-
Thiếu liên kết mạnh mẽ với doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp chưa quen với phương án vận tải đường sắt.
Để phát huy hết tiềm năng, tỉnh Đồng Nai có thể triển khai các giải pháp như:
-
Đầu tư mở rộng mặt bằng ga và bãi container.
-
Kêu gọi đầu tư tư nhân vào xây dựng trung tâm logistics tích hợp gần ga.
-
Tổ chức kết nối doanh nghiệp sản xuất – logistics – vận tải đường sắt để xây dựng các tuyến hàng thường xuyên.
Ga tàu Đồng Nai không chỉ là một điểm dừng của đường sắt quốc gia. Mà còn là “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển logistics cho toàn vùng Đông Nam Bộ. Trong xu thế chuyển đổi số và tối ưu chuỗi cung ứng, việc tận dụng vai trò của ga trong vận chuyển hàng hóa đem lại rát nhiều cơ hội. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả giao nhận và tăng năng lực cạnh tranh.
Xem thêm:
https://indochinapost.com/chuyen-phat-nhanh-hang-hoa-vietnam-tanzania/