Đường sắt cao tốc Bắc Nam – Bước ngoặt cho ngành logistics Việt Nam và cơ hội cho Đồng Nai

Đường sắt cao tốc Bắc Nam - Bước ngoặt cho ngành logistics Việt Nam và cơ hội cho Đồng Nai

Máy bay từng được xem là biểu tượng của vận tải hiện đại. Nhanh, tiện lợi, nhưng chi phí cao. Trong khi đó, đường sắt cao tốc đang dần nổi lên như một lựa chọn đáng chú ý. Chi phí thấp hơn. Chở được nhiều hơn. Ổn định hơn về thời gian.

Không chỉ phục vụ hành khách, đường sắt cao tốc còn mở ra cơ hội mới cho ngành logistics. Đặc biệt là tại các tỉnh công nghiệp lớn như Đồng Nai, nơi nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng. Nếu khai thác hiệu quả, loại hình này có thể làm thay đổi cục diện vận tải hàng hóa trong tương lai gần.

Đường sắt cao tốc: Không chỉ dành cho hành khách

Nhiều chuyên gia cho rằng chi phí vận hành của đường sắt cao tốc thấp hơn đường hàng không từ 50–70%. Nhất là khi xét về nhiên liệu, độ ổn định và khả năng chở hàng.

Tàu cao tốc có thể chở hàng trăm tấn mỗi chuyến. Chạy theo tuyến cố định. Ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Không kẹt xe như đường bộ.

Giao hàng đúng giờ hơn. Dễ lập kế hoạch. Doanh nghiệp kiểm soát tiến độ tốt hơn.

Đây là lợi thế lớn cho ngành logistics. Đúng giờ – ổn định – tiết kiệm là ưu tiên hàng đầu trong chuỗi cung ứng hiện nay.

Đường sắt cao tốc Bắc Nam -  Bước ngoặt cho ngành logistics Việt Nam và cơ hội cho Đồng Nai
Đường sắt cao tốc Bắc Nam – Bước ngoặt cho ngành logistics Việt Nam và cơ hội cho Đồng Nai

Đồng Nai – nút thắt vàng trên bản đồ chuỗi cung ứng

Vị trí “vàng”

Nằm ở vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai giữ vai trò đầu mối quan trọng trong mạng lưới sản xuất và lưu thông hàng hóa của cả nước. Hiện có hàng loạt khu công nghiệp quy mô lớn như Amata, Long Đức, Giang Điền, Nhơn Trạch,… Nơi đây thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong nhiều lĩnh vực.

Đồng Nai còn được bao phủ bởi mạng lưới hạ tầng giao thông đa dạng. Bao gồm các tuyến quốc lộ 1A, 20, 51, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Ngoài ra còn nằm gần các cảng biển quan trọng như Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải. Đồng thời sỡ hữu sân bay quốc tế Long Thành đang xây dựng.

Thách thức và cơ hội

Tuy nhiên, một thực tế là hệ thống vận tải vẫn phụ thuộc nặng nề vào đường bộ. Điều này khiến tình trạng ùn tắc giao thông, chi phí vận chuyển tăng cao. Ngoài ra còn rủi ro giao hàng trễ hẹn diễn ra thường xuyên.

Việc tích hợp đường sắt cao tốc vào hệ sinh thái logistics của Đồng Nai được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt lớn. Giúp giảm tải cho đường bộ, đường sắt cao tốc. Mở ra hướng vận chuyển hiện đại, ổn định và tiết kiệm hơn cho doanh nghiệp:

  • Kết nối nhanh với các tỉnh phía Bắc: Thay vì mất hơn một ngày di chuyển bằng xe tải, hàng hóa từ Đồng Nai có thể được vận chuyển đến Hà Nội và các tỉnh lân cận chỉ trong vài giờ bằng tàu cao tốc.

  • Phù hợp với hàng hóa giá trị cao, dễ hư hỏng: Như hàng điện tử, thiết bị y tế, nông sản, thủy sản… Những mặt hàng này yêu cầu giao đúng giờ, hạn chế va đập và biến đổi nhiệt độ – những điều mà đường sắt cao tốc có thể đáp ứng tốt hơn đường bộ.

  • Giảm chi phí logistics dài hạn: Chi phí vận hành tàu cao tốc ổn định, ít biến động bởi giá xăng dầu, đồng thời giảm bớt các khoản phát sinh như phí cầu đường, thời gian chờ kẹt xe, hoặc chi phí lưu kho vì chậm giao.

Việc Đồng Nai chủ động đón đầu hạ tầng đường sắt cao tốc không chỉ giải quyết những “nút thắt cổ chai” lâu nay. Mà còn giúp tỉnh nâng tầm vai trò của mình trong chuỗi cung ứng liên vùng. Góp phần thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư logistics bền vững.

Doanh nghiệp logistics cần chuẩn bị gì?

Đường sắt cao tốc không chỉ là việc của nhà nước. Đây cũng là tín hiệu cho doanh nghiệp logistics, giao nhận và xuất nhập khẩu – nhất là ở Đồng Nai và miền Nam.

Các doanh nghiệp nên bắt đầu từ:

Đầu tư nhà kho thông minh gần trạm dừng cao tốc hoặc ga trung chuyển.

  • Tích hợp công nghệ quản lý vận hành để đồng bộ hóa dữ liệu, theo dõi thời gian thực.

  • Chuyển dịch cơ cấu vận tải, từ đường bộ sang kết hợp đường sắt – đường biển – đường hàng không tùy theo đặc thù hàng hóa.

Đường sắt cao tốc Bắc Nam - Bước ngoặt cho ngành logistics Việt Nam và cơ hội cho Đồng Nai
Đường sắt cao tốc Bắc Nam – Bước ngoặt cho ngành logistics Việt Nam và cơ hội cho Đồng Nai

Một “làn sóng mới” cho logistics Việt Nam?

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam có thể mất nhiều năm để hoàn thành. Nhưng chuỗi cung ứng cần chuẩn bị từ sớm. Địa phương như Đồng Nai nên chủ động quy hoạch logistics theo hướng gắn với hạ tầng đường sắt. Đừng để hạ tầng đi trước, còn doanh nghiệp thì mãi chạy theo.

Đọc thêm:

https://indochinapost.com/dich-vu-chuyen-phat-nhanh-hoa-toc-tu-quan-hai-ba-trung-ha-noi-vao-sai-gon-gia-re/

 https://indochinapost.com/dich-vu-chuyen-phat-nhanh-hang-hoa-ha-noi-di-humburg-duc-indochina-post/

https://dongnailogistics.com/ga-tau-dong-nai-tram-trung-chuyen-chien-luoc-thuc-day-logistics-vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam/

https://dongnailogistics.com/gui-thuc-pham-chuc-nang-tu-sai-gon-di-ch-sec/