Mã vùng trồng là gì và có ý nghĩa thế nào?
Mã vùng trồng là dãy số định danh cho khu vực sản xuất nông sản đạt chuẩn vệ sinh và kiểm soát dịch bệnh. Mã được cơ quan có thẩm quyền cấp. Mã vùng sẽ gắn liền với vùng đất, chủ hộ và quy trình sản xuất rõ ràng.
Việc có mã vùng giúp sản phẩm truy xuất nguồn gốc. Dễ dàng đảm bảo an toàn và kiểm soát rủi ro hiệu quả. Mã vùng còn nâng cao uy tín, giá trị nông sản. Ngoài ra còn là điều kiện để tiếp cận các thị trường khó tính. Doanh nghiệp có mã vùng dễ ký hợp đồng dài hạn và tiết kiệm chi phí kiểm tra chất lượng. Đây cũng là động lực để nông dân canh tác chuyên nghiệp, tuân thủ quy trình sản xuất sạch.
Vì sao Trung Quốc yêu cầu mã vùng trồng?
Trung Quốc siết chặt kiểm soát nông sản
Trung Quốc tăng cường kiểm tra chất lượng thực phẩm, đặc biệt từ các nước xuất khẩu như Việt Nam. Mã vùng giúp nước này kiểm soát dư lượng thuốc, ngăn dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và độ an toàn của sản phẩm. Nếu có sự cố, mã vùng hỗ trợ truy xuất, khoanh vùng và xử lý nhanh chóng, chính xác.
Mã vùng trồng là cách để Trung Quốc phân biệt lô hàng chính ngạch có kiểm soát và hàng qua đường tiểu ngạch. Từ năm 2022, nhiều mặt hàng nông sản bắt buộc phải có mã vùng thì mới được thông quan tại cửa khẩu.
Hệ quả nếu không có mã vùng trồng
Rủi ro thương mại: Không có mã vùng, hàng hóa dễ bị trả về. Có thể sẽ bị giữ tại cửa khẩu hoặc buộc tiêu hủy. Bởi vì không đảm bảo đạt được yêu cầu nhập khẩu. Doanh nghiệp sẽ mất uy tín, ảnh hưởng đến hợp đồng tiếp theo và tốn thêm chi phí hậu cần.
Rủi ro quản lý: Cơ quan chức năng không thể giám sát chất lượng nông sản nếu không xác định được khu vực canh tác cụ thể. Khi thị trường Trung Quốc tăng kiểm soát, vùng trồng không có mã sẽ bị loại khỏi chuỗi xuất khẩu chính ngạch.
Muốn có mã vùng trồng, cần làm gì và liên hệ ở đâu?
Ai có quyền cấp mã vùng trồng?
Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp mã vùng là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ tiếp nhận hồ sơ và tổ chức kiểm tra thực địa. Cơ quan này chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá và cấp mã theo đúng tiêu chuẩn phía Trung Quốc yêu cầu. Ngoài ra, cơ sở đóng gói đi kèm vùng trồng cũng phải được cấp mã riêng trước khi xuất khẩu.

Ai được phép đăng ký cấp mã vùng?
Hộ dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp hoặc tổ chức sản xuất có vùng trồng ổn định đều có thể đăng ký. Diện tích vùng trồng phải tối thiểu 5 ha. Có quy trình canh tác rõ ràng và sản lượng đủ cho xuất khẩu. Chủ vùng trồng phải có năng lực quản lý sản xuất và tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký
Đơn vị đăng ký cần chuẩn bị sơ đồ vùng trồng trợt nông sản. Ngoài ra, cần chuẩn bị thông tin chủ hộ và nhật ký sản xuất chi tiết. Hồ sơ còn gồm bản cam kết không dùng chất cấm và báo cáo điều kiện kỹ thuật hiện có. Tất cả giấy tờ cần đúng mẫu, có chữ ký xác nhận. Bên cạnh đó, cần kèm tài liệu chứng minh đủ điều kiện sản xuất sạch.
Mã vùng có hiệu lực trong bao lâu?
Thông thường, mã vùng trồng có hiệu lực trong vòng 1 đến 3 năm tùy theo sản phẩm và thỏa thuận hai nước. Trong thời gian hiệu lực, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra định kỳ, đảm bảo duy trì điều kiện sản xuất. Nếu vùng trồng vi phạm tiêu chuẩn, mã có thể bị đình chỉ hoặc thu hồi ngay lập tức.
Lưu ý khi duy trì mã vùng trồng
Chủ vùng trồng cần duy trì quy trình sản xuất sạch. Bản ghi chép cần đầy đủ thông tin trong suốt thời gian mã có hiệu lực. Nếu phát hiện vi phạm như dùng thuốc cấm hoặc không ghi chép, mã vùng sẽ bị báo cáo lên cơ quan nhập khẩu. Để đảm bảo ổn định xuất khẩu, doanh nghiệp nên phối hợp chặt với vùng nguyên liệu và cơ sở đóng gói.

Doanh nghiệp và nông dân cần làm gì để có mã vùng?
Chủ động phối hợp: Nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với Sở NN&PTNT để được hướng dẫn cấp mã. Kết nối với đơn vị thu mua, xuất khẩu để chuẩn hóa quy trình canh tác, đảm bảo vùng trồng đủ điều kiện đăng ký.
Áp dụng quy trình sản xuất an toàn: Nên áp dụng mô hình VietGAP hoặc GlobalGAP, ghi chép đầy đủ nhật ký. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc hóa học. Vùng trồng cần có diện tích tập trung, sản lượng ổn định. Phải thường xuyên được kiểm soát về giống, phân bón, nước tưới, thuốc BVTV.
Xây dựng tư duy lâu dài: Đừng xem mã vùng là thủ tục bắt buộc. Hãy coi đây là tiêu chuẩn giúp nông sản vươn ra thị trường bền vững hơn. Mỗi mã vùng trồng là một “chứng chỉ chất lượng” giúp xây dựng thương hiệu cho chính vùng nguyên liệu địa phương.
Kết luận
Mã vùng trồng là điều kiện bắt buộc khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Không chỉ là yêu cầu về mặt giấy tờ, mã vùng còn là tiêu chí đánh giá sự chuyên nghiệp của cả chuỗi sản xuất.
Việc chủ động đăng ký, duy trì và tuân thủ quy định sẽ giúp nông sản Việt đứng vững tại thị trường xuất khẩu lớn. Doanh nghiệp và người sản xuất cần thay đổi tư duy. Chuyển đổi tư duy từ ngắn hạn sang sự đầu tư bài bản, minh bạch, truy xuất rõ ràng. Mã vùng trồng không chỉ mở cánh cửa thương mại. Đây còn là bước đệm để nâng cao giá trị và vị thế nông sản Việt Nam.
Đọc thêm:
Chuyển Phát Nhanh Hàng Hóa Hà Nội – Angola
Dịch Vụ Vận Chuyển Phát Nhanh Hàng Hóa Hà Nội Đi Helsinki – Indochina Post
Ga tàu Đồng Nai trạm trung chuyển chiến lược
Gửi thực phẩm chức năng từ Sài Gòn đi CH Séc